AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRONG TRƯỜNG HỌC

 An toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học:

 Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến; bao gồm cả đồ uống, nhai ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.- Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.- An toàn thực phẩm: là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

. Những nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm

- Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.

- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.

- Do quá trình chế biến không đúng:

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, hoặc do những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia. Dưới đây là chi tiết về ngộ độc thực phẩm:

  1. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm:

    • Vi khuẩn: Gây ngộ độc thực phẩm phổ biến. Các vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm bao gồm Campylobacter jejuni, Clostridium perfringens, Salmonella, Escherichia coli, Shigella, Listeria monocytogenes.
    • Ngoại độc tố: Độc tố vi nấm (như Aflatoxin), virus (như Hepatitis A, Hepatitis E), ký sinh trùng.
    • Độc tố tự nhiên: Các chất độc xuất phát từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm.
    • Các tác nhân gây độc khác: Chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia.
  2. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm:

    • Đau bụng quằn quại.
    • Buồn nôn, nôn mửa.
    • Tiêu chảy.
    • Sốt, đau đầu.
    • Tiêu chảy ra máu, dấu mất nước, trụy tim mạch, sốc nhiễm khuẩn (trong trường hợp nặng).
  3. Đối tượng nguy cơ:

    • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuổi.
    • Người già.
    • Phụ nữ mang thai.
    • Những người có hệ miễn dịch yếu.
  4. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

    • Lựa chọn thực phẩm an toàn.
    • Bảo quản thực phẩm đúng cách.
    • Giữ vệ sinh khi chế biến thức ăn.
    • Ăn uống hợp vệ sinh (ăn chín, uống sôi).

+ Với người mắc bệnh mạn tính bị tái phát: 01 – 02 tuần trong trường hợp bệnh tái phát có thể chữa được; không xác định được trong trừơng hợp đã thành bệnh nặng.Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không được cứ chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được.Không loại trừ bất kỳ người nào dù là trẻ em, người lớn, người già yếu, nam hay nữ.

Quy định an toàn thực phẩm trong trường học:

Thông tư 46/2010/TT-BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc.

Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT: Quy định về công tác y tế trường.

Nội dung chủ yếu của hai văn bản này bao gồm:

Nhà ăn, căn tin: Phải đảm bảo thông thoáng, đủ ánh sáng. Cửa sổ phải có lưới để chống chuột, ruồi, nhặng, gián hoặc các côn trùng có hại khác. Bàn, ghế, dụng cụ, phương tiện phải được làm bằng vật liệu dễ cọ rửa.

Phương tiện chứa thức ăn: Phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh và không thôi nhiễm yếu tố độc hại.

Hệ thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay: Cần có xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Phân loại, thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn thừa: Các dụng cụ chứa đựng rác phải được làm bằng vật liệu chắc chắn, có nắp đậy và thuận tiện cho việc làm vệ sinh.

Người làm việc tại nhà ăn, nhà bếp trong trường học: Phải tuân thủ các quy định về thực hành đảm bảo vệ sinh.

Ví dụ, người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo nhẫn, đồng hồ .

Kho chứa thực phẩm:

- Bảo đảm lưu thông không khí; đủ ánh sáng; cửa sổ phải có lưới chống chuột, ruồi, nhặng, gián và các côn trùng có hại khác;

- Tường, trần nhà và sàn nhà phải kết cấu bằng vật liệu kiên cố và bảo đảm nhẵn, bằng phẳng, hạn chế các khe rãnh, góc cạnh, gờ dễ bám bụi, chất bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng;

- Có phương tiện, dụng cụ để phân loại, bảo quản và lưu giữ thực phẩm.